Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT Chuyên KHXH&NV năm học 2022 – 2023 môn Văn có đáp án kèm theo,giúp các em học sinh tham khảo, so sánh với bài thi vào lớp 10 năm 2022 – 2023 của mình thuận tiện hơn.
Bài thi vào 10 môn Ngữ văn chung, với thời gian 90 phút có 3 câu hỏi đọc hiểu văn bản và bài tập làm văn. Vậy chi tiết mời các em cùng tải miễn phí đề thi vào 10 môn Văn chung trường Chuyên Khoa học xã hội và nhân văn trong bài viết dưới đây của cmm.edu.vn:
Bạn đang xem bài: Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2022 – 2023 trường THPT Chuyên KHXH&NV Hà Nội
Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn Chuyên KHXH&NV năm 2022 – 2023
Đề thi Văn chung vào 10 Chuyên KHXH & NV Hà Nội 2022
Đáp án đề thi Văn chung vào lớp 10 Chuyên KHXH và nhân văn 2022
Phần I: Đọc hiểu văn bản
Câu 1: Đoạn trích trên nằm trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê.
Câu 2: Các em lựa chọn 1 trong các biện pháp tu từ sau đây:
– So sánh: Kiêu hãnh như đài hoa loa kèn
Tác dụng: Làm nổi bật vẻ đẹp cái cổ của Phương Định, thể hiện vẻ đẹp thanh lịch, trong sáng, hồn nhiên
– Nhân hóa: Kiêu hãnh ( Cái cổ – kiêu hãnh )
Tác dụng: Nhằm khắc họa lại vẻ đẹp của cái cổ, tự tin đáng kiêu hãnh
– Liệt kê: Dày, mềm
Tác dụng: Nhằm làm nổi bật hai cái bím tóc của Phương Định.
Câu 3.
– “Tôi” là nhân vật Phương Định.
– Đoạn văn giúp em hiểu thêm về nhân vật: Đây là một cô gái Hà Nội:
- Lạc quan, yêu đời
- Hồn nhiên, mơ mộng, lãng mạn
- Kiêu kì, tự hào, tự tin bởi vẻ đẹp của mình.
Phần II. Làm văn
a) Mở bài
– Giới thiệu đôi nét về tác giả, tác phẩm:
- Huy Cận là một trong số những gương mặt tiêu biểu của nền thơ ca Việt Nam hiện đại với những tác phẩm thơ dào dạt niềm vui về cuộc đời, mến yêu thiên nhiên, con người và cuộc sống.
- Đoàn thuyền đánh cá là khúc tráng ca ca ngợi cuộc sống mới, hình ảnh tráng lệ về thiên nhiên và con người lao động thể hiện sự hòa hợp giữa thiên nhiên và con người.
– Khái quát nội dung đoạn thơ: Các khổ thơ đặc sắc từ khổ 3 đến khổ 6 đã miêu tả vẻ đẹp và mối giao hòa giữa con người và thiên nhiên trên cái nền lộng lẫy, tráng lệ của vũ trụ biển cả.
b) Thân bài
* Khổ 1: Tinh thần lao động hăng say và lòng biết ơn biển
– “Ta hát bài ca gọi cá vào” : Người dân chài đã biến công việc nặng nhọc thành bài ca vui tươi -> Tiếng hát của người dân chài có khả năng kì diệu là gọi cá vào lưới.
-> Bút pháp lãng mạn khi miêu tả giúp cho công việc đánh cá đêm trở nên thơ mộng
- Những người dân chài vô cùng biết ơn biển cả “biển cho ta cá như lòng mẹ”.
- So sánh biển với lòng mẹ cho thấy biển nuôi sống nhân dân từ bao đời nay.
-> Nói lên lòng tự hào và biết ơn biển.
=> Con người luôn có khát vọng chiến thắng, làm chủ thiên nhiên nhưng cũng vô cùng biết ơn thiên nhiên.
* Khổ 2: Hình ảnh con người lao động với kết quả rực rỡ
– Khi bắt đầu ra khơi là ban đêm, lúc “sao mờ”, sắp sáng là thuyền trở về:
- Cuộc đánh cá bội thu: “kéo xoăn tay chùm cá nặng”.
- Thành quả to lớn, con người lao động hân hoan: đàn cá trên thuyền lấp lánh loé sáng dưới ánh rạng đông, ngư dân xếp lưới, căng buồm trở về trong “nắng hồng”.
* Tình yêu cuộc sống từ những điều giản dị qua đoạn thơ:
- Thông qua việc miêu tả cảnh lao động đánh cá của người ngư dân vùng biển, bài thơ ngợi ca vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước, sự giàu có của biển khơi; ngợi ca khí thế lao động hăng say, yêu đời của người lao động mới đã được giải phóng, đang làm chủ bản thân, làm chủ cuộc đời và đất nước.
- Biển không chỉ đẹp mà biển còn rất giàu, nguồn tài nguyên biển phong phú, đa dạng mang lại hạnh phúc cho con người.
- …
c. Kết luận
- Khái quát lại giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ.
Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Giáo dục