Giáo dục

Đoạn văn cảm nhận khổ 3, 4 Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Đề bài: Đoạn văn cảm nhận khổ 3, 4 Bài thơ về tiểu đội xe không kính

doan van cam nhan kho 3 4 bai tho ve tieu doi xe khong kinh

Bạn đang xem bài: Đoạn văn cảm nhận khổ 3, 4 Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Đoạn văn cảm nhận khổ 3, 4 Bài thơ về tiểu đội xe không kính

I. Dàn ýĐoạn văn cảm nhận khổ 3, 4 Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Chuẩn)

1. Mở đoạn

Giới thiệu về tác giả, tác phẩm và khổ thơ 3,4.

2. Thân đoạn

a. Hiện thực khốc liệt của cuộc chiến

– Những chiếc xe bị bom đạn tàn phá đến mức biến dạng “không có kính”.
– Thiếu đi tấm kính che chắn khiến cho “bụi phun”, “mưa tuôn”, “mưa xối” vào buồng lái như “ngoài trời”.

b. Thái độ lạc quan của những người lính lái xe

– Cấu trúc “Không có…ừ thì” thể hiện thái độ ngang tàn, coi thường hiểm nguy, gian khó.
→ Với những người lính lái xe, những khó khăn ấy chẳng hề chi, họ coi đó là một phần tất yếu trong chiến đấu.
– Từ láy tượng thanh “ha ha”, động từ “phì phèo” cho thấy thái độ bình thản, lạc quan trong mọi hoàn cảnh.

c. Giá trị nội dung, nghệ thuật:

– Nội dung:
+ 2 khổ thơ đã tái hiện sống động những khó khăn, thách thức mà những người lính lái xe phải đối mặt.
+ Khắc họa vẻ đẹp hiên ngang, bản lĩnh kiên cường và thái độ lạc quan, yêu đời của những người lính.

– Nghệ thuật: ngôn ngữ tự nhiên, giàu tính khẩu ngữ, giọng thơ hóm hỉnh, hài hước lại có sự biến hóa linh hoạt.

3. Kết đoạn

Khẳng định giá trị khổ 3,4.

II. NhữngĐoạn văn cảm nhận khổ 3, 4 Bài thơ về tiểu đội xe không kính hay nhất

1. Đoạn văn cảm nhận khổ 3, 4 Bài thơ về tiểu đội xe không kính, mẫu 1 (Chuẩn)

Qua “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, nhà thơ Phạm Tiến Duật đã dựng lên bức chân dung sống động về những người lính lái xe, đó là những con người “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai”. Trong khổ thơ 3,4, nhà thơ đã tái hiện những khó khăn, gian khổ của cuộc kháng chiến, qua đó làm nổi bật lên vẻ đẹp của những người lính lái xe. Bom đạn kẻ thù tàn phá làm cho những chiếc xe trở nên méo mó, biến dạng. Xe không kính cũng mang đến rất nhiều khó khăn cho những người lính, không có kính khiến “bụi phun”, “mưa tuôn, mưa xối” khiến cho những người lính “tóc trắng như người già”, khiến cho những bộ quân phục trở nên ướt sũng. Gian khổ là vậy, khắc nghiệt là vậy thế nhưng những người lính lái xe vẫn đối diện với tâm thế lạc quan, bình thản. Cấu trúc “Không có…ừ thì” thể hiện thái độ ngang tàn, coi thường hiểm nguy, gian khó. Với những người lính lái xe, những khó khăn ấy chẳng hề chi, họ coi đó là một phần tất yếu trong chiến đấu. Từ láy tượng thanh “ha ha”, động từ “phì phèo” cho thấy thái độ coi thường gian khổ, ngay trong hiện thực khốc liệt nhất thì những người lính vẫn lạc quan, yêu đời. Qua việc sử dụng ngôn ngữ tự nhiên, giọng điệu bông đùa, hóm hỉnh thể hiện được chất lính, chất trẻ trong những người chiến sĩ lái xe. Đó là những con người không quản khó khăn, sẵn sàng đối mặt với hiểm nguy, hi sinh để thực hiện lí tưởng cứu nước cao đẹp.

2. Đoạn văn cảm nhận khổ 3, 4 Bài thơ về tiểu đội xe không kính, mẫu 2 (Chuẩn)

Từ chất liệu hiện thực sinh động, độc đáo, nhà thơ Phạm Tiến Duật đã xây dựng thành công hình tượng những chiếc xe không kính và chân dung, vẻ đẹp của người lính lái xe trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. Khổ thơ 3,4 đã thể hiện được tinh thần lạc quan, ý chí kiên cường, không ngại gian khổ của những người lính lái xe. Những chiếc xe “không kính” gây ra rất nhiều khó khăn cho người lính khi lái xe. Kính xe bị mất khiến cho bụi, mưa xối xả vào buồng lái, gây cản trở tầm nhìn và làm cho quân phục của những người lính bị ướt lạnh. Thế nhưng, đối mặt với những thử thách, những người chiến sĩ vẫn không hề nao núng, họ đối diện bằng tâm thế bình tĩnh, lạc quan. Điệp cấu trúc “Không có…ừ thì…” đã thể hiện sự ngang tàn, coi thường gian khổ. Với những người lính, hiện thực khắc nghiệt không đáng bận tâm, đó chỉ là phép thử cho ý chí kiên cường và bản lĩnh của “kẻ làm trai”. Họ không sợ hãi, nao núng trước những khó khăn mà chọn đối diện bằng thái độ tự tin, bình thản. “Bụi phun”, “mưa tuôn, mưa xối” có hề chi, bụi cũng chỉ làm cho diện mạo của họ thêm phần hài hước “bụi phun tóc trắng như người già”, mưa tuôn, mưa xối làm ướt áo thì khi mưa ngừng, gió lùa sẽ “khô ngay thôi”. 2 khổ thơ đã tái hiện sống động những khó khăn, thách thức mà những người lính lái xe phải đối mặt, thế nhưng điều đáng quý nhất đọng lại trong câu thơ lại là vẻ đẹp hiên ngang, bản lĩnh kiên cường và thái độ lạc quan, yêu đời của những người lính.

3. Đoạn văn cảm nhận khổ 3, 4 Bài thơ về tiểu đội xe không kính, mẫu 3 (Chuẩn)

Nếu ở khổ thơ 1,2 nhà thơ Phạm Tiến Duật tập trung miêu tả diện mạo lạ lùng, độc đáo, “có một không hai” của những chiếc xe không kính thì đến khổ 3,4, nhà thơ lại làm nổi bật vẻ đẹp của những người lính lái xe. Những chiếc xe mất đi bộ phận che chắn khiến bụi đất, nước mưa tuôn xối xả vào khoang xe. Động từ “phun”, “tuôn”, “xối” đã thể hiện được cái khắc nghiệt, dữ dội của hoàn cảnh. Những người lính lái xe bị bụi phun cay xè đôi mắt, tầm nhìn bị cản trở; nước mưa làm cho quần áo sũng nước. Phải đối diện với rất nhiều những khó khăn, thế nhưng người chiến sĩ lái xe vẫn bình thản đối diện, không một lời than thở. Đáng quý hơn, qua con mắt “rất trẻ”, “rất lính” cùng tinh thần lạc quan, yêu đời, những người lính còn cảm nhận những khó khăn chỉ là một gì đó không đáng kể, gian khổ ấy không khiến họ nao núng mà còn làm cho cuộc sống của họ thêm phần thú vị. Bụi phun làm cho họ trở nên hài hước, đáng yêu “Bụi phun tóc trắng như người già”, mưa tuôn mưa xối cũng chẳng đáng chi, mưa tạnh, gió lùa khô ngay thôi. Điệp ngữ “Ừ thì” thể hiện được cái hào sảng, vô tư cùng tinh thần bất khuất, kiên cường của những người chiến sĩ. Hai khổ thơ 3,4 đã hé lộ một phần vẻ đẹp của những người lính, đó là sự lạc quan, ý chí kiên cường, không ngại khó, ngại khổ.

—————-HẾT——————

Trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, nhà thơ Phạm Tiến Duật không chỉ xây dựng thành công hình tượng những chiếc xe không kính mà còn làm nổi bật vẻ đẹp của những người lính lái xe. Các em hãy cùng khám phá những nội dung đặc sắc này qua việc tham khảo: Đoạn văn cảm nhận khổ 5, 6 Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Đoạn văn phân tích khổ 1, 2 Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Đoạn văn phân tích vẻ đẹp của người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Đoạn văn phân tích tinh thần lạc quan của những người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính.

Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Giáo dục

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung

Cách đây 40 năm về trước, mặc dù miền Bắc XHCN khi đó đang nặng hai vai gánh cả non sông vượt dặm dài, vừa là hậu phương lớn chi viện tích cực cho các chiến trường với tinh thần thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, vừa là tiền tuyến đánh trả cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ nhưng sự nghiệp giáo dục và đào tạo vẫn không ngừng phát triển nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trước mắt và sự nghiệp tái thiết đất nước lâu dài sau chiến tranh. Trong bối cảnh đó và trước yêu cầu của công tác điều tra cơ bản phục vụ quy hoạch các vùng kinh tế mới,vùng chuyên canh, xây dựng các nông trường, Bộ Nông trường ( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) đã có Quyết định số 115 QĐ/TC ngày 05 th áng 9 năm 1968 về việc mở Lớp công nhân đo dạc - tiền thân của Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung ngày nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button