Văn mẫu lớp 8

Giải thích và chứng minh câu tục ngữ “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”

Giải thích và chứng minh câu tục ngữ “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”

Giải thích và chứng minh câu tục ngữ Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh (3 mẫu)

Đề bài: Tục ngữ Việt Nam có câu:

Bạn đang xem bài: Giải thích và chứng minh câu tục ngữ “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”

   "Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh"

Em hãy giải thích và chứng minh câu trên.

Giải thích và chứng minh câu tục ngữ Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh – mẫu 1

Trong buổi đầu nước ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ, có nhiều cuộc nổi dậy chống ách ngoại bang. Trong đó, sử cũ ghi nhận vị trí quan trọng của giới nữ nhi “liễu yếu đào tơ”, mà mở đầu, là sự kiện làm cho “Giao Châu chấn động”: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

Tang chồng không áo rũ, phục sức diệt quân thù

Cuộc khởi nghĩa của hai chị em Bà Trưng, được biết đến với nguồn cơn từ nợ nước, thù nhà gánh nặng trên vai. Như Thiên Nam ngữ lục từng tỏ bày:

Một xin rửa sạch nước thù,

Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng.

Ba kẻo oan ức lòng chồng,

Bốn xin vẻn vẹn thửa công lênh này.

Quốc thù là nguyên nhân lớn nhất cho cuộc hợp quân đánh giặc, còn cái chết của chồng dưới tay tên Thái thú Tô Định là nguyên cớ trực tiếp để người phụ nữ “mặt hoa da phấn” ấy phải tay gươm mà phất cờ nghĩa. Có điều, khi cuộc khởi nghĩa của do Trưng Trắc lãnh đạo nổ ra năm Canh Tý (40) ngay sau khi Thi Sách bị sát hại, lúc lâm trận, trang phục của bà Trưng Trắc rất khác với người thường. Điều này được Việt sử tiêu án ghi lại: “Khi bà Trắc ra quân, chưa hết tang chồng, Bà ăn mặc quần áo đẹp, các tướng hỏi Bà, Bà trả lời rằng: “Việc binh phải tòng quyền, nếu giữ lễ làm dung nhan xấu xí, thì tự làm giảm nhuệ khí, nên ta mặc đẹp để làm cho thế quân hùng tráng; và lại lũ kia thấy thế, tâm động, nhụt bớt chí khí tranh đấu, thì ta dễ có phần thắng ”Mọi người tạ rằng không nghĩ kịp”. Về trang phục của bà Trưng, vẫn Thiên Nam ngữ lục miêu tả là:

Dung nhan diện mạo phương phi,

Mẽ vời lãng uyển khác gì Hằng Nga.

Miệng cười hớn hớn nở hoa,

Da tựa trứng gà, má tựa phấn yên.

Chiến bào Thục gấm vẻ in,

Lưng đeo đai ngọc, chân xuyên hoa hài.

Trên đầu búi tóc vén mai,

Hoa cài tả hữu, trâm cài trước sau.

Coi dường nguyệt dãi đông lâu,

Động lòng Vương Sán thấy âu khôn cầm.

Thế mới thấy, người phi thường thì suy nghĩ đâu có giống với kẻ phàm. Để tang chồng là nghĩa phu phụ xưa nay phải làm, nên tóc rũ, áo quần sổ gấu là chuyện thường. Ấy nhưng với bà Trưng Trắc, cái tang nước cao hơn hết thảy. Lại vì để có thể thắng được bọn giặc hung bạo, cần phải làm cho sĩ khí quân lính thêm mạnh, mà sự hung bạo của kẻ thù cũng phải làm cho nó tiết chế bớt đi, thế nên mới có kiểu cách ăn mặc như thế của bà để làm cho giặc “tâm động”. Cái nhìn cao xa của bà hẳn ở đó.

Nữ nhi quật khởi đất Nam. Đánh bầy Tô Định tham tàn hồi hương. Thật hiếm thấy cuộc nổi dậy nào trong lịch sử dân tộc ta, mà lực lượng lãnh đạo lại đa phần là đàn bà, con gái. Trong cuộc khởi nghĩa đầu tiên được sử ghi nhận trong thời Bắc thuộc này, cuộc nổi dậy của chị em Hai Bà, quả là hiếm có ở đời khi đội ngũ tướng lĩnh tay búp măng cầm đốc kiếm, gót sen mảnh đạp yên ngựa diệt thù nhiều vô kể. Thế nên chẳng ngoa khi Thiên Nam minh giám ca ngợi:

Dấy một cơn rồng vươn hùm thét,

Nổi gió oai thổi hết loài gian.

Lạ thay đổi sức hồng nhan,

Sáu mươi thành lẻ đặt yên bằng tờ.

Trong cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, hào kiệt khắp các vùng miền tụ về quanh Hà Bà để đánh đuổi quân đô hộ. Sử sách chính thống không ghi chép trong hàng tướng lĩnh ấy những ai là là các bậc nữ nhi. Nhưng, trong dân gian khắp vùng Bắc Bộ như Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Thái Bình, Hải Phòng… khắp nơi nơi đời sau đều có đền thờ các nữ tướng của Hai Bà. Họ là Thiều Hoa, Lê Chân, Xuân Nương…

Ngoài ra, cũng nên lưu ý rằng không phải là không có những nam tướng tham gia. Chỉ có điều số lượng của họ không lấn át được giới nữ nhi. Đứng về phương diện lịch sử, có ý kiến cho rằng đây không đơn thuần chỉ là cuộc khởi nghĩa chống đô hộ phương Bắc, mà còn là cuộc nổi dậy lần cuối của chế độ thị tộc mẫu hệ đã suy tàn từ thời Văn Lang – Âu Lạc khi mà trong lĩnh vực kinh tế, săn bắn, hái lượm với vai trò lớn của phụ nữ đã dần bị thay thế bởi kinh tế nông nghiệp lúa nước với sự xuất hiện của đồ sắt, cũng là sự chiếm lĩnh rõ rệt của chế độ thị tộc phụ hệ ở đất ta thời bấy giờ. Nên Lương Đức Thiệp trong Xã hội Việt Nam mới có nhận xét rằng: “Như ngọn lửa, trước khi tắt hẳn còn bùng lên một lần chót, những lực lượng đang tàn của thị tộc mẫu hệ Việt Nam vùng dậy để kết tinh trong hai người đàn bà, hai lực lượng còn sót của chế độ mẫu hệ đã nghiêng lay đến tận nền tảng”. Phải chăng vì thế mà cuộc khởi nghĩa quy tụ rất nhiều tướng lĩnh nữ nhi, đó cũng là điều đáng suy ngẫm lắm. Nhưng ắt hẳn, cái câu: “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh” của dân gian ta, nguồn cơn có liên quan nhiều đến cuộc nổi dậy này.

Dù sau này bị Mã Viện đem quân sang đàn áp, nhưng cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng cùng đội ngũ tướng lĩnh năm Canh Tý (40) đã giành được thắng lợi vang dội, không những tỏ được lòng yêu nước của dân Việt, mà cái vai trò của những kẻ “nâng khăn, sửa gối” cho bọn nam nhi cũng được tôn cao lắm lắm, nên ngay đến các nhà chép sử cũng phải ngợi ca, như Lê Tung trong Việt giám thông khảo tổng luận thì khen Hai Bà “cũng là bậc hào kiệt trong nữ lưu”, còn Đại Việt sử ký toàn thư thì nhận xét: “Họ Trưng giận thái thú nhà Hán bạo ngược, vung tay hô một tiếng mà quốc thống nước ta cơ hồ được khôi phục”… “Vì là đàn bà mà có đức hạnh kẻ sĩ, cái khí hùng dũng trong khoảng trời đất không vì thân chết mà kém đi. Bọn đại trượng phu há chẳng nên nuôi lấy cái khí phách cương trực chính đại ấy ư?”. Trong Việt sử yếu, Thái Hà Diện mạo Hoàng Cao Khải đã làm một bài Đường luật mà ngợi ca rằng:

Hận nước, thù nhà, lẽ chẳng tha,

Anh hùng muôn thuở khách quần thoa.

Khăng khăng một mối tình em chị,

Trìu trĩu hai vai nợ nước nhà.

Thề tuốt gươm vàng trừ nghịch tặc,

Quyết liều vóc ngọc chặn cuồng ba.

Noi gương oanh liệt ngàn thu trước,

Phụ nữ nay ai nối nghiệp Bà?

Sau khi khởi nghĩa thành công, Hai Bà Trưng đã xây dựng nên một chính quyền tự chủ trong thời gian 40 – 43. Dù nền độc lập tồn tại ngắn ngủi, nhưng đó là thời gian dân ta hưởng nền thái bình trước khi lại đương đầu với bọn xâm lược:

Dù thân về miền cực lạc, nhưng uy danh, công lao Hai Bà Trưng thì hậu thế mãi mãi khắc ghi đời đời. Cuộc nổi dậy của Hai Bà cũng là động lực để hậu thế sau này nối tiếp mà vùng lên hòng tranh quyền độc lập, như Sử Nam bốn chữ ghi:

Vua Bà Trưng Trắc,

Muôn thuở một người.

Báo thù độc lập,

Hùng khí rực trời.

Giải thích và chứng minh câu tục ngữ Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh – mẫu 2

“Kiên cường, bất khuất, trung hậu, đảm đang” đó là 8 chữ vàng Bác Hồ trao tặng phụ nữ Việt Nam. Từ bao đời nay, trải qua 2 cuộc kháng chiến ác liệt, bao thăng trầm của cuộc sống, người phụ nữ nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung luôn nêu cao tinh thần yêu nước nồng nàn. Người phụ nữ luôn giữ được những phẩm chất cao quý “giỏi việc nước đảm việc nhà”. Trong những năm tháng ác liệt của những ngày lịch sử, mỗi khi đất nước bị xâm lược, chính lòng yêu nước ấy trở thành tinh thần kiên cường, dũng cảm. Để ca ngợi tinh thần ấy, tục ngữ có câu:

“Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh”

Lịch sử Việt nam là lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước. Từ khi dựng nước đến nay, dân tộc ta luôn chiến đấu chống giặc xâm lược để bảo vệ nền độc lập của nước nhà. Mỗi khi nhân dân ta vùng lên đánh đuổi kẻ thù, người phụ nữ cũng góp phần tích cực trong chiến đấu. Đất nước là của chung, việc giữ gìn đất nước là bổn phận của mọi công dân, không phân biệt già trẻ, nam nữ. Trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, người phụ nữ không phải chỉ biết chăm lo gia đình, chỉ biết công tác hậu cần mà họ còn cầm súng đánh giặc, biết bao nhiêu gương phụ nữ giết giặc, cầm súng bắn máy bay. Vì nước mất nhà tan, người phụ nữ có thể trở thành nạn nhân của kẻ thù xâm lược. Vào thế kỉ XIII, giặc nguyên mông kéo vào thăng long, đã tàn sát dã man nhân dân ta, mà đàn bà, con trẻ chiếm đa số. Hay trong cuộc kháng chiến chống mỹ, khi quân mỹ tàn ác kéo vào làng Sơn Mỹ tỉnh quảng Ngãi, đã tàn sát dã man nhân dân một làng, tất cả như chìm trong biển máu mà chủ yếu là các trẻ em, phụ nữ, đau thương hơn là những đứa trẻ mới chào đời và những người phụ nữ đang mang thai bị cưỡng hiếp rồi chém. Giết tàn nhẫn…Chính vì những sự dã man đó, cùng với nhân dân, người phụ nữ đã đứng lên chống giặc để bảo vệ đất nước, bảo vệ quê hương.

Thực tế trong lịch sử Việt Nam đã có biết bao gương nữ anh hùng đánh giặc cứu nước. Và lịch sử đã ghi danh những chiến công rực rỡ của các bậc anh thư khởi nghĩa đánh đuổi giặc thù để giải phóng quê hương như Hai Bà Trưng:

Hồng quân nhẹ bước chinh yên,

Đuổi ngay Tô Định dẹp yên Biên thành.

Đô kỳ đóng cõi Mê Linh,

Lĩnh Nam riêng một triều đình nước ta.

Ba thu gánh vác sơn hà,

Một là báo phục, hai là bá vương.

Hay bà Triệu với:

Đầu voi phất ngọn cờ vàng,

Sơn thôn một cõi, chiến trường xông pha.

Lịch sử cách mạng Việt Nam hiện đại từng ca ngợi những đóng góp quan trọng của người phụ nữ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. họ cùng tham gia đội du kích, dân quân để bảo vệ xóm làng, đấu tranh chính trị:

Vì sao tuổi mẹ đã cao,

Đấu tranh mẹ vẫn đi đầu mẹ ơi.

Rồi những người phụ nữ cùng nam giới cấm súng chiến đấu như tấm gương chị Út Tịch:

Mẹ của sáu con còn nhỏ

Tóc búi cao bỏm bẻm nhai trầu

Là chị Út quân thù khiếp sợ

Bụng có mang vẫn cướp bót phá cầu

p>Và còn biết bao gương nữ anh hùng ghi danh chiến công rực rỡ rồi biết bao nhiêu bà mẹ Việt Nam anh hùng ngày đêm mỏi mòn trong chờ chồng con ra chiến trường.

Người phụ nữ Việt Nam với bao phẩm chất là dáng hình của con người Việt nam, không chỉ thướt tha trong bộ áo dài bóng bẩy mà họ là những con người giỏi việc nước đảm việc nhà, họ đã có nhiều đóng góp trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước, sẵn sàng cầm súng chống giặc khi chúng đến xâm lược đất nước. Ngoài lòng yêu nước, người phụ nữ Việt Nam còn giữ vai trò chủ yếu trong việc xây dựng gia đình và góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển xã hội.

Giải thích và chứng minh câu tục ngữ Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh – mẫu 3

Văn học dân gian là kho tàng quý báu của dân tộc ta. Trải qua nhiều thế hệ nó vẫn là nền tảng của nền văn học Việt Nam, đã ghi lại những kinh nghiệm sản xuất, đấu tranh, những trang sử vẻ vang, ca ngợi truyền thông tốt đẹp của cha ông chúng ta. Những câu ca dao, tục ngữ này mãi mãi là tấm gương sáng cho chúng ta noi theo. Một trong số các câu tục ngữ cho ta thấy tinh thần đấu tranh của dân tộc Việt Nam:

   "Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh"

Để hiểu rõ được truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc và tự hào hơn nữa về Tổ quốc mình, chúng ta cùng đi vào phần giải thích và chứng minh câu tục ngữ trên.

Ý nghĩa từ “giặc” ở đây được nhân dân ta sử dụng rất thông thường để ám chỉ kẻ nào đã phá hoại cuộc sống yên lành của người dân.

“Giặc” là một đạo quân hùng hổ xâm lược một nước để cướp quyền cai trị, vơ vét tài sản của nhân dân, tài nguyên thiên nhiên của nước đó. Tên “giặc” này thẳng tay giết hại nhân dân và những kẻ chống đối lại “hắn”.

“Nhà” là nơi trú ẩn, nơi sinh sông của những gia đình hay nói cách khác nó là nơi đem lại nguồn hạnh phúc cho con người. Trong câu tục ngữ trên nhân dân ta có ý nói “nhà” thay cho một quốc gia, lãnh thổ đã được phân định rõ ràng. “Căn nhà” của hàng vạn “ngôi nhà” nhỏ bé chứa hàng triệu dân chúng đang sông yên lành.

“Giặc đến nhà”, tên “giặc” này tượng trưng cho một quốc gia hùng mạnh đến xâm lược một quốc gia nhỏ bé gieo bao nhiêu tang tóc cho nhân dân.

Từ nghìn xưa, người phụ nữ Việt Nam với những nét dịu dàng của Á Đông và thuần túy của Á Đông, quanh năm chỉ biết quanh quẩn nơi xó bếp, đảm đang chăm sóc hạnh phúc cho chồng, cho con. Với cái nhìn của xã hội phong kiến, người phụ nữ với mọi quyền lợi thiết thực đều bị tước đoạt, là một hạng người mà bị xã hội coi rẻ khinh miệt. Thế nhưng, khi ngoại xâm đe dọa nền độc lập của đất nước, phụ nữ Việt Nam với một ý chí khá vững vàng với một lòng yêu nước nồng nàn đã đứng lên góp phần cùng nam giới để chống lại và chiến thắng bọn xâm lược, làm rạng danh tên tuổi người phụ nữ Việt Nam.

Họ đứng lên chống lại tên giặc vào “nhà”. Họ sẵn sàng đánh trả, đem công sức nhỏ bé của mình ra bảo vệ đất nước.

Truyền thông đó không bao giờ phai mờ qua lịch sử đấu tranh của dân tộc.

Chúng ta còn nhớ chiến công oanh liệt của Hai Bà Trưng khi Tô Định đem quân xâm lược đất Giao Chỉ, một vùng đất giàu có, Trưng Trắc đã đánh tan giặc ngoại xâm “đền nợ nước, trả thù nhà”. Biến căm thù thành hành động, Trưng Trắc đem hết sức lực quyết tâm phá thành, đem chiến thắng về cho đất nước. Tuỳ mới làm chủ đất nước được ba năm nhưng Bà đã làm nức lòng dân chúng. Chứng tỏ khả năng của người phụ nữ vẫn có thể đảm đương việc lớn. Không thiếu người phụ nữ tiếp tục truyền thông đó. Một Triệu Thị Trinh, một Lê Chân đã làm rạng danh người phụ nữ đất Việt.

Khi đất nước rơi vào tay thực dân Pháp, nôi tiếp truyền thống của dân tộc và niềm tin ở Đảng, những người con gái Việt Nam lại dũng cảm đi vào cuộc chiến đấu.

Võ Thị Sáu người con gái anh hùng của miền Đất Đỏ, 16 tuổi đầu đã làm giặc khiếp sợ. Lúc chết, chị vẫn bình tĩnh, hiên ngang, nhặt lấy bông hoa lê- ki-ma cài lên mái tóc, khắc đậm thêm hình ảnh của người con gái Việt Nam.

Qua nhiều cuộc đấu tranh gian khổ trong những ngày chống Mĩ lại có những bà mẹ vừa đảm đang việc nhà, lại giỏi việc nước.

Chị Út Tịch là hình ảnh của một bà mẹ sáu con quyết tâm đánh thắng giặc Mĩ. Trong cả những ngày mang thai chị cũng không chịu bỏ qua một trận đánh nào, bởi vì chị không muốn cho cả những đứa con của chị cũng chịu cực khổ như cuộc đời chị. Chính lòng thương yêu lo lắng cho tương lai thế hệ trẻ nói chung và những đứa con của chị nói riêng đã đưa chị đến quyết tâm trong chiến đấu.

Chị Ràng (Sứ) người con gái của Hòn Đất kiên cường đã từng bảo vệ đồng chí của mình để họ tiếp tục đánh tan quân xâm lược.

Còn nhiều, còn nhiều nữa, những tấm gương hi sinh cao cả của người phụ nữ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ đã chứng minh hùng hồn cho câu tục ngữ đầy ý nghĩa về truyền thống đấu tranh của phụ nữ Việt Nam, xứng đáng với danh hiệu mà Bác Hồ phong tặng “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang.”

Truyền thống cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam từ trong chiến đấu đã phát huy mạnh mẽ trong thời bình, khi đất nước đi vào công cuộc xây dựng. Ngày nay, trong công cuộc đổi mới của đất nước, người phụ nữ không những “đảm việc nhà” mà còn “giỏi cả việc nước”. Kĩ sư, bác sĩ… là phụ nữ xuất hiện ngày càng nhiều. Họ xung phong đến với những vùng đất xa xôi để “chiến đấu” với bọn giặc lạc hậu, góp phần cùng nhân dân đẩy mạnh công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa mau đến thành công.

Tóm lại, câu tục ngữ trên đã để lại cho chúng ta một tấm gương rõ nét nhất, phản ảnh sâu xa tinh thần chống giặc quả cảm của dân tộc trong đó có sự đóng góp của những người phụ nữ Việt Nam, để lại cho lịch sử đấu tranh của dân tộc ta những chiến tích lẫy lừng chấn động địa cầu và góp phần vào công cuộc giải phóng dân tộc, mang lại nền độc lập tự do cho chúng ta. Người phụ nữ Việt Nam thật đáng biểu dương với câu mà Bác đã tặng “Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”.

Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Văn mẫu lớp 8

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung

Cách đây 40 năm về trước, mặc dù miền Bắc XHCN khi đó đang nặng hai vai gánh cả non sông vượt dặm dài, vừa là hậu phương lớn chi viện tích cực cho các chiến trường với tinh thần thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, vừa là tiền tuyến đánh trả cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ nhưng sự nghiệp giáo dục và đào tạo vẫn không ngừng phát triển nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trước mắt và sự nghiệp tái thiết đất nước lâu dài sau chiến tranh. Trong bối cảnh đó và trước yêu cầu của công tác điều tra cơ bản phục vụ quy hoạch các vùng kinh tế mới,vùng chuyên canh, xây dựng các nông trường, Bộ Nông trường ( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) đã có Quyết định số 115 QĐ/TC ngày 05 th áng 9 năm 1968 về việc mở Lớp công nhân đo dạc - tiền thân của Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung ngày nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button