Khái niệm karma có lẽ đã không còn quá xa lạ đối với những ai tin vào các quy luật của vũ trụ. Tuy nhiên có lẽ còn nhiều người vẫn còn khá mơ hồ và không biết karma là gì. Và trong tarot thì karma là gì và được dịch ra như thế nào? Cmm.edu.vn sẽ giúp bạn tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Bạn đang xem bài: Karma Là Gì? Tìm Hiểu 12 Quy Luật Bất Biến Của Vũ Trụ
Advertisement
Karma là gì?
Karma là một từ có nguồn gốc từ tiếng Phạn. Chúng ta có thể hiểu Karma có nghĩa là nhân quả, luật quy hồi. Hay nói theo thành ngữ tục ngữ tiếng Việt chính là gieo nhân nào gặt quả đó, ác giả ác báo… Đó chính là nhân quả.
Karma nghĩa là gì
Như đã giải thích khái niệm karma là gì ở phía trên thì karma chính là những gì mà bạn nhận lại được đối với mỗi hành động của bạn bây giờ.
Advertisement
bất kỳ điều gì mà chúng ta làm trong cuộc sống này đều sẽ có luật nhân quả. Làm điều xấu thì ắt sau này sẽ gặp phải quả báo.
Người có lối cư xử hợp tình hợp lý, sống lương thiện thì cuộc sống sau này chắc chắn sẽ được hưởng một cuộc sống nhẹ nhàng và đơn giản.
Advertisement
Đó là lý do mà hiện nay chúng ta thấy rất phổ biến thuật ngữ Karma Yoga.
Karma Yoga ám chỉ nghệ thuật sống một cách tích cực, hành động để thanh lọc trái tim. Chúng ta hành động vì là sự tự giác chứ không phải vì những lợi ích nào đó.
Có mấy loại Karma
Hiện nay thì chúng ta có 3 loại karma là:
- Agami Karma: Đây là loại nhân quả mà không ảnh hưởng đến vị lai
- Pradabdha Karma: Đây là quá trình mà người đó đã tạo nhân rồi và đang trong quá trình tạo quả
- Sanchita Karma: ám chỉ những việc làm đã được tích lũy và có thể dẫn đến quả
Nguyên nhân tạo nên nghiệp
Khẩu nghiệp
Đây là một trong những nguyên nhân bởi vì lời nói một khi đã nói ra thì không thể thu hồi.
Khẩu nghiệp chính là nghiệp tạo ra từ trong lời nói, cách cư xử của bạn, bạn buông ra những lời cay độc hay chúng ta vẫn còn thường gọi độc mồm độc miệng.
Có thể lời nói bạn nghĩ rằng nó chỉ là lời nói vô tư nhưng những câu nói khó nghe và mỉa mai thì nó cũng chính là một cái nghiệp rất lớn với bạn.
Thân nghiệp
Bên cạnh lời nói thì hành động cũng là một trong những nguyên nhân có thể gây ra nghiệp.
Bất kể hành động nào của chúng ta dù nhỏ hay lớn thì nó đều có thể tạo ra những nhân sau này.
Nếu bạn có tấm lòng lương thiện yêu thương ai đó tức là bạn đang tạo nghiệp tốt. Còn nếu bạn có lòng ghen ghét đố kị, kì thị ai đó thì nghiệp sẽ xấu và nặng.
Ý nghiệp
Một nguyên nhân nữa gây ra nghiệp chính là ý nghiệp. Đó chính là những ý nghĩ của bạn.
Có thể bạn sẽ nghĩ ý nghĩ chứ đã làm đâu mà có thể tạo ra nghiệp. Nhưng thực sự thì tâm ý nó sẽ được thể hiện qua hành động và lời nói của bạn.
Chúng có sự kết nối với nhau và đó là lý do mà tâm ý xấu thì cũng có thể tạo ra những hành động và lời nói thậm chí là nhiều người còn khẩu phật tâm xà.
12 luật nhân quả
Với khái niệm Karma là gì ở trên thì karma được tạo ra từ chính thói quen thường ngày trong cuộc đời của mỗi người.
Luật Đại
Hay chúng ta còn gọi là gieo nhân nào gặt quả đấy. Đây chính là một trong những biểu hiện cơ bản của luật nhân quả. Điều đó có nghĩa là những gì chúng ta làm hiện tại thì sau này nó sẽ quay lại.
Vậy nên nếu muốn có một cuộc sống tốt thì ngay ở hiện tại chúng ta cần phải để tâm mình được thanh tịnh và không nên tạo ra những oán hận, thù địch ở trong lòng.
Luật Tạo
Tức có nghĩa là cuộc sống này của bạn thế nào thì nó sẽ dựa vào những gì bạn gây dựng và tạo ra ở chính hiện tại.
Cuộc sống là do chính mình tự tạo ra, do đó nếu cuộc sống của bạn không được như ý thì cũng không nên oán trách và cho rằng số trời đã định như vậy nên sống ì ạch không có sự phát triển.
Chính vì vậy cuộc sống là của chính bạn và bạn hãy tự điểm tô lên chính bức tranh cuộc đời đó.
Luật Khiêm
Không nên trốn tránh mà phải biết chấp nhận những gì đến với mình, đón nhận tất cả mọi thứ dù tốt hay xấu. Bởi suy cho cùng thì những gì xảy đến cũng là do nó quay lại với xuất phát nguồn của nó mà thôi.
Luật tăng trưởng
Một cá nhân thì không thể nào cứ sống mãi một cuộc đời trì trệ không có sự phát triển nào có.
Muốn tồn tại thì chúng ta phải hành động, phải thay đổi để tiến về phía trước nếu không bạn sẽ bị bỏ lại phía sau. Và chỉ có bạn mới là người có thể kiểm soát được cuộc sống của mình ở cả hiện tại và tương lai sau này.
Luật trách nhiệm
Trách nhiệm ở đây chính là việc mà bạn chịu trách nhiệm trước những hành động, sự việc xảy ra ở trong cuộc sống của bạn.
Bạn không làm được việc thì đấy chính là lỗi của bạn đừng đổ sang cho bất kỳ ai cả mà hãy nhận lỗi và tìm cách sửa đổi để tiến lên.
Luật liên kết
Cuộc sống chính là một chuỗi những liên kết, không có cái gì là sống rời rạc tách mình khỏi tập thể cả. Đó là một lưới các mối quan hệ chằng chịt và gắn kết với nhau.
Chúng ta có sự liên kết giữa quá khứ đến hiện tại rồi đến tương lai, có sự liên kết giữa hành động trước với hành động sau.
Luật tập trung
Luật này cho thấy con người có thể tập trung vào một việc nếu bạn suy nghĩ về những điều tích cực và không nghĩ về những điều xấu xa hay không vui.
Luật cho
bất kỳ những hành động hay sự việc nào xảy đến với bạn đều có thể cho bạn những kinh nghiệm và bài học. Bạn phải cố gắng tận dụng những điều đó cho những việc sau này.
Và cho đi cũng đừng nghĩ đến việc mình sẽ nhận lại được bao nhiêu vì rồi bất cứ thứ gì bạn cho đi thì bạn hãy tin rằng tự khắc người khác sẽ cho lại bạn những điều đáng giá hơn.
Luật hiện tại
Hiện tại chính là một giai đoạn vô cùng quan trọng vì nó chính là quá khứ của tương lai.
Mọi hoạt động của bạn hiện tại sẽ có thể ảnh hưởng đến cả tương lai sau này, chính bạn lúc này mới là người quyết định xem nên làm gì để quá khứ của tương lai tốt hay xấu.
Luật thay đổi
Thất bại sẽ cho chúng ta thêm những kinh nghiệm. Chính vì thế mà bạn cần phải biết đứng lên sau những lần vấp ngã và phát triển bản thân trở nên tốt hơn.
Thay đổi chính là việc mà chúng ta biết vận dụng các phương pháp, những hương đi để đạt được mục tiêu.
Luật nhẫn nại
Nóng nảy không phải là điều tốt mà bạn cần phải biết nhẫn nại vì chỉ có nhẫn nại mới có thể giúp bạn vượt qua được những chông gai sau này.
Quả ngọt là phải có sự chờ đợi và nếu bạn kiên nhẫn thì đích đến cuối cùng cũng đang chờ bạn.
Luật động lực
Năng lượng tích cực xuất phát từ chính sự tích cực và yêu thương của chúng ta. Nếu bạn truyền được năng lượng tích cực của mình đến với mọi người thì chính bạn cũng sẽ nhận được những năng lượng từ mọi người xung quanh.
Karma là tốt hay xấu?
Karma là gì và chúng ta đã có câu trả lời là những cái nghiệp, luật nhân quả do chính con người tạo ra. Và có thể có nhiều người sẽ nghĩ vậy karma chắc hẳn là những điều xấu của con người và nó gây ra quả báo. Nhưng cũng có karma xấu và karma tốt.
Đó là quy luật nhân quả nếu như bạn sống tích cực, yêu thương mọi người thì bạn sẽ nhận lại được những điều tốt đẹp. Còn nếu làm toàn ra những hành động xấu, tâm ghen ghét sinh lòng đố kỵ thì karma sẽ là nghiệp ác và bạn sẽ phải nhận lại những sự đau khổ cho những gì bạn đã làm.
Xem thêm:
Trên đây là những thông tin hữu ích liên quan đến karma là gì? Hy vọng bài viết trên đã phần nào giúp ích cho các bạn trong việc tìm hiểu về karma.
Nếu bạn thấy bài viết trên hữu ích, hãy like, share, comment để ủng hộ cho Cmm.edu.vn tiếp tục phát triển và có thể đưa ra thêm nhiều bài viết với nhiều nội dung hữu ích hơn nữa nhé.
Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Tổng hợp