Tổng hợp

Kinh Nghiệm Quản Lý Nhân Sự Nhà Hàng “Chuẩn Không Cần Chỉnh”

Quản lý con người chưa bao giờ là việc dễ dàng, đặc biệt là đối với nhân sự hoạt động trong lĩnh vực nhà hàng. Làm sao để cân đối nhân sự cho hoạt động của nhà hàng mà không làm giảm chất lượng dịch vụ? Cách nào để bố trí, lập thời gian biểu thật hợp lý, phát huy được sự tập trung cũng như sức sáng tạo của nhân viên? Bài viết sau đây sẽ mang đến cho bạn những kinh nghiệm quản lý nhân sự nhà hàng “chuẩn không cần chỉnh” và có thể dễ dàng áp dụng ngay vào công việc.

Xác định tiêu chuẩn nhân viên

Trước hết, người quản lý nhà hàng phải tổ chức cuộc họp với Giám đốc bộ phận ẩm thực, bếp trưởng, nhân viên chế biến và những nhân sự liên quan để xác lập những yêu cầu tối thiểu về năng lực đối với từng vị trí tuyển dụng. Tiến trình này bao gồm việc xác định trách nhiệm chính của mỗi vị trí và từng vị trí phải làm việc đó như thế nào. Những tiêu chuẩn quy định về năng lực cho mỗi vị trí cần lưu lại như cơ sở chuẩn mực, từ đó nhân viên có thể dựa trên cơ sở này làm đối chiếu khi quan sát và đánh giá biểu hiện làm việc của họ.

Bạn đang xem bài: Kinh Nghiệm Quản Lý Nhân Sự Nhà Hàng “Chuẩn Không Cần Chỉnh”

Xác định tiêu chuẩn nhân viên

Quản lý nhà hàng cần xác lập những yêu cầu tối thiểu về năng lực đối với từng vị trí tuyển dụng. Nguồn: Internet

Dự toán doanh thu

Người quản lý cần dựa vào dự toán doanh thu, dự toán số lượng khách sẽ phục vụ để tính toán số lượng nhân lực cần thiết, nhằm giảm thiểu lãng phí nhân lực hoặc thiếu nhân lực. Tuy nhiên, bảng dự toán sẽ thay đổi theo từng thời kỳ kinh doanh theo yếu tố thị trường, kinh tế tác động, cạnh tranh… mà điều chỉnh số lượng nhân viên cho hiệu quả.

Người quản lý giỏi sẽ có thể điều hành hiệu quả hoạt động của nhà hàng khi biết số lượng khách mà họ phục vụ. Dự tính lượng suất ăn bán ra được dùng để lên lịch số lao động và dựa vào tổng số giờ lao động để bố trí nhân lực. Bản dự tính còn giúp cho người quản lý có thể đảm bảo những khu vực dịch vụ được trang bị hàng hoá thích hợp ngay từ đầu và sẵn sàng để phục vụ khách.

du toan doanh thu

Người quản lý cần dựa vào dự toán doanh thu, dự toán số lượng khách sẽ phục vụ để giảm thiểu lãng phí nhân lực hoặc thiếu nhân lực. Nguồn: Internet

Cân đối nhân sự

Một người quản lý chuyên nghiệp phải quan sát vài giờ ăn trong nhà hàng và ghi lại số lượng khách mỗi giờ phục vụ. Dựa vào đó, việc bố trí nhân sự sẽ được tiến hành phù hợp với số lượng khách mỗi giờ.

Quy trình bố trí lao động trong giờ làm việc như sau:

  • Lên lịch ngày cụ thể với số lao động theo giờ nào cho mỗi tuần.
  • Ước tính số lượng bữa ăn sẽ phục vụ.
  • Lên lịch số lao động trong giờ dựa trên số bữa ăn được dự tính.

Cân đối nhân sự

Người quản lý chuyên nghiệp phải quan sát vài giờ ăn trong nhà hàng và ghi lại số lượng khách mỗi giờ phục vụ. Nguồn: Internet

Giải quyết những xung đột của nhân viên

Xung đột, cãi vã giữa các nhân viên sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhà hàng nếu người quản lý không biết cách giải quyết. Trong mọi trường hợp, các cuộc xung đột của nhân viên phải được xử lý ngay bằng việc kéo họ lui về hậu sảnh, khuất tầm mắt của khách hàng, sau đó mới xác định nguyên nhân xung đột. Trong một số trường hợp, người quản lý có thể tách riêng từng nhân viên, trò chuyện cùng họ và tìm hiểu thông tin từ nhựng bộ phận khác. Đừng lạm dụng các chế tài mà hãy giúp đỡ họ bằng cách sử dụng các giải pháp công bằng, có tính chất tương tác và hỗ trợ.

Giải quyết những xung đột của nhân viên

Xung đột, cãi vã giữa các nhân viên sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhà hàng nếu người quản lý không biết cách giải quyết. Nguồn: Internet

Những kinh nghiệm quản lý nhân sự nhà hàng trên đây sẽ vô cùng hữu ích để bạn áp dụng vào công việc hằng ngày của mình. Nếu muốn học về Quản trị Nhà hàng – Khách sạn hoặc được chia sẻ thêm nhiều thông tin về nghiệp vụ NHKS, bạn hãy điền ngay vào form bên dưới hoặc liên hệ đến tổng đài 1800 6552 (miễn phí cước gọi) để được tư vấn nhé!

Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Tổng hợp

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung

Cách đây 40 năm về trước, mặc dù miền Bắc XHCN khi đó đang nặng hai vai gánh cả non sông vượt dặm dài, vừa là hậu phương lớn chi viện tích cực cho các chiến trường với tinh thần thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, vừa là tiền tuyến đánh trả cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ nhưng sự nghiệp giáo dục và đào tạo vẫn không ngừng phát triển nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trước mắt và sự nghiệp tái thiết đất nước lâu dài sau chiến tranh. Trong bối cảnh đó và trước yêu cầu của công tác điều tra cơ bản phục vụ quy hoạch các vùng kinh tế mới,vùng chuyên canh, xây dựng các nông trường, Bộ Nông trường ( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) đã có Quyết định số 115 QĐ/TC ngày 05 th áng 9 năm 1968 về việc mở Lớp công nhân đo dạc - tiền thân của Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung ngày nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button