NaHCO3 có kết tủa không là câu hỏi được nhiều bạn học sinh quan tâm. Hãy theo chân Cmm.edu.vn cùng tìm hiểu liệu NaHCO3 có kết tủa không nhé!
Bạn đang xem bài: NaHCO3 Có Kết Tủa Không? Cách điều Chế Natri Hidrocacbonat
Khối lượng mol | Khối lượng riêng | Điểm nóng chảy | Điểm sôi |
84,007 g/mol | 2,2 g/cm³ (Natri bicarbonat/Mật độ) | 50 °C (323 K; 122 °F) | Trên lý thuyết NaHCO3 sôi ở khoảng 50 °C ( nhưng thực tế khoảng 80 – 90 °C) |
NaHCO3 là chất gì?
Nguồn gốc của NaHCO3
NaHCO3 tên Tiếng anh là sodium bicarbonate. Thông thường natri hidrocacbonat tồn tại ở dạng bột, có màu trắng hút ẩm khá tốt, nhưng lại ít hòa tan trong nước. Hợp chất vô cơ này thường được ứng dụng phổ biến trong nhiều ngành công nghiệp hóa chất, dược phẩm,….
Một số tên gọi khác của NaHCO3 như: baking soda, muối nở, bicarbonate of soda,…
Cấu trúc của NaHCO3
NaHCO3 ở dạng tinh thể gồm ion Na+ và ion HCO3–
Những ion HCO3- liên kết với nhau bằng liên kết hiđro tạo thành mạch dài.
Tính chất vật lý và hóa học của NaHCO3
– NaHCO3 là chất rắn màu trắng và có dạng tinh thể đơn, có dạng gần giống như bột, có tính kiềm và vị hơi mặn giống như loại soda dùng trong tẩy rửa.
– Natri hidrocacbonat rất ít tan trong nước, gần như là không tan.
– Natri bicacbonat là một muối có tính axit, nhưng có tính axit yếu. Ngoài ra, NaHCO3 có thể phản ứng với axit mạnh hơn để giải phóng CO2, vì vậy natri bicacbonat cũng có tính kiềm tốt hơn axit.
2NaHCO3 → Na2CO3 +CO2↑ + H2O
– Thủy phân trong H2O tạo thành môi trường bazo yếu: Phản ứng với nước, NaHCO3 sẽ bị thủy phân tạo thành môi trường bazơ yếu.
Ta có thể thấy trong các thí nghiệm, môi trường này làm quỳ tím đổi màu. Tuy nhiên, nó không đủ mạnh để làm mất màu dung dịch phenolphtalein (C20H14O4)
NaHCO3 + H2O → NaOH + H2CO3
– Khi tác dụng với axit mạnh, NaHCO3 tạo thành dung dịch muối và nước đồng thời giải phóng khí CO2 .
Tác dụng với axit HCL: NaHCO3 + HCl = NaCl + H2O + CO2
– Tác dụng với bazo tạo thành bazo mới và muối mới ( có trường hợp sẽ tạo ra hai muối mới)
NaHCO3 + Ca(OH)2 → NaOH+CaCO3 + H20 ( bazo mới và muối mới)
2NaHCO3 + Ca(OH)2 → Na2CO3 + CaCO3 + H2O ( 2 muối mới)
Ứng dụng của NaHCO3
Đây là một trong những công dụng của baking soda mà chúng ta thường gặp trong công nghiệp chế biến.
Nó giúp tạo độ giòn và mềm của bánh quy. Ngoài ra, nó được sử dụng như một chất phụ gia an toàn và hiệu quả cao, giúp trung hòa lượng axit trong nước giải khát.
Một điều thú vị nữa là nó còn có tác dụng nữa chính là làm bột nở. Làm tăng hiệu quả trong việc giúp ngấm gia vị vào các món hầm thịt, hầm xương.
NaHCO3 còn được gọi là muối thuốc trong y học, baking soda được sử dụng để trung hòa axit, điều trị đau dạ dày hoặc giải độc từ axit, như một loại nước súc miệng hoặc chất tẩy trên răng để loại bỏ mảng bám và làm trắng răng…
Thành phần NaHCO3 còn giúp giảm lượng dầu trên da, da dầu là nguyên nhân chính gây ra mụn.
Ngoài ra, Natri hidrocacbonat còn được sử dụng để làm sạch các dụng cụ nhà tắm, nhà vệ sinh, bồn rửa do tính chất mài mòn của nó.
Hợp chất này còn được rắc lên các khu vực xung quanh nhà để ngăn một số loại côn trùng tránh xa.
Dấu hiệu nhận biết của NaHCO3
Để nhận biết NaHCO3 chúng ta có thể dựa vào tính chất vật lý hoặc thông qua một số phản ứng hóa học sau.
– Có thể cho NaHCO3 đi qua dung dịch HCl dư ( tạo ra khí ngay lập tức)
– Hoặc có thể dùng NaHCO3 + BaCl2 để tạo kết tủa → lọc kết tủa và cho đi qua dung dịch HCl (kết tủa tan hết)
NaHCO3 có kết tủa không?
Câu trả lời: Có
NaHCO3 tác dụng với bazo Ca(OH)2 hoặc Ba(OH)2 tạo ra kết tủa trắng
NaHCO3 + Ca(OH)2→ CaCO3 ↓ + NaOH + H2O
Lưu ý khi sử dụng và bảo quản NaHCO3
– Khi làm bánh: sử dụng một lượng vừa đủ
Dùng nhiều baking soda trộn với bột bánh sẽ rút ngắn thời gian nướng, bánh nở nhanh, kết cấu bánh không ổn định.
Khi đó, bánh sẽ xẹp xuống rất nhanh sau khi lấy ra khỏi lò. Và nếu lạm dụng, bánh sẽ mất đi cảm giác thơm ngon, béo ngậy mà thay vào đó là vị mặn và đắng.
Ngược lại, nếu sử dụng quá ít baking soda, bánh sẽ không được bông xốp như mong đợi. Vì vậy hãy sử dụng đúng liều lượng, tương ứng với số lượng thành phẩm.
– Khi làm đẹp:
Baking soda là một nguyên liệu mỹ phẩm rất an toàn và hiệu quả. Thế nhưng, đối với những bạn gái có làn da nhạy cảm, hãy thử trước một lượng nhỏ pha loãng, dừng lại nếu có dấu hiệu kích ứng da và tiếp tục sử dụng baking soda nếu thấy hiệu quả.
Tuy nhiên, nó có tính tẩy nhẹ nên lưu ý chỉ sử dụng khoảng 2 tuần/ tuần thôi nhé!
- Cách bảo quản NaHCO3
NaHCO3 có thể để được lâu nếu được bảo quản đúng cách. Nếu bảo quản với số lượng lớn, có thể bảo quản Natri hidrocacbonat trong lọ thủy tinh đậy kín nắp, để nơi khô ráo thoáng mát tránh ẩm.
Một số hợp chất hóa học có kết tủa khác
Một số những hợp chất hóa học có kết tủa thường gặp trong đời sống như:
Tên | Công thức hóa học | Màu kết tủa |
Sắt Sunfua | FeS | Màu đen |
Sắt(II) Clorua | FeCl2 | Màu lục nhạt |
Bạc Sunfua | Ag2S | Màu đen |
Đồng(I) oxide | Cu2O | Màu đỏ gạch |
Đồng | Cu | Màu đỏ |
Xem thêm:
Mong rằng qua bài viết trên bạn có thể trả lời cho câu hỏi NaHCO3 có kết tủa không cũng như cách điều chế và ứng dụng của NaHCO3 trong đời sống. Theo dõi Cmm.edu.vn để có thêm nhiều bài viết thú vị nhé!
Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Tổng hợp