Tổng hợp

Phân tích 12 câu đầu trao duyên lớp 10 hay nhất

Truyện Kiều là tác phẩm thơ kinh điển của nền văn học Việt Nam nói về người con gái bất hạnh thời xưa. Trong 3254 câu thơ trong truyện Kiều thì đoạn trích “Trao duyên “ để lại ấn tượng sâu đậm nhất trong lòng độc giả. Hãy cùng THPT Phạm Hồng Thái tìm hiểu cách phân tích 12 câu đầu trao duyên ấn tượng nhất nha.

Phân tích 12 câu đầu trao duyên
Phân tích 12 câu đầu trao duyên

Cách lập dàn ý phân tích 12 câu đầu trao duyên

Dưới đây là hướng dẫn lập dàn ý phân tích 12 câu đầu trao duyên với đầy đủ chi tiết nhất Tương tự như các bài văn phân tích khác, các bạn cũng lập dàn ý gồm 3 phần là mở bài, thân bài và kết bài.

Bạn đang xem bài: Phân tích 12 câu đầu trao duyên lớp 10 hay nhất

lập dàn ý phân tích 12 câu đầu trao duyên
lập dàn ý phân tích 12 câu đầu trao duyên

a – Phần mở bài 

Giới thiệu tên tác giả, tác phẩm của đoạn trích trao duyên. Cụ thể là giới thiệu tác phẩm này của nhà thơ Nguyễn Du, được trích trong tác phẩm Truyện Kiều.

Xác định yêu cầu đề bài là phân tích đoạn 12 câu thơ “ trao duyên “.

Các bạn có thể dẫn chứng một phần đoạn trích 12 câu thơ này trong phần mở bài nha.

b – Phần thân bài 

Tìm và triển khai các luận điểm chính trong 12 câu thơ trao duyên cần phân tích, cụ thể gồm:

  • Luận điểm 1: giới thiệu về vị trí của đoạn trích, phần trước và phần sau liên quan đến đoạn trích này. Có những sự kiện, nội dung chính đặc biệt gì không?
  • Luận điểm 2: phân tích 2 câu thơ đầu là “ Cậy em, em có chịu lời – Ngồi lên cho chị lạy rồi lại thưa”
  • Luận điểm 3: Phân tích 4 câu thơ tiếp theo là “ giữa đường đứt gánh tương tư… khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề”.
  • Luận điểm 4: phân tích 2 câu thơ tiếp theo là “ Sự đâu sóng gió bất kì –  Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai”
  • Luận điểm 5: Phân tích 4 câu thơ cuối là “ Ngày xuân em hãy còn dài … Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây”
  • Luận điểm 6: Phân tích những đặc sắc về các biện pháp nghệ thuật, biện pháp tu từ có trong đoạn thơ trên.

c – Phần kết bài 

Khẳng định lại giá trị nội dung của 12 câu thơ trao duyên, nêu lên được giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo. Khẳng định được thái độ của tác giả dành cho nhân vật Kiều và khẳng định tài năng, vị trí của Nguyễn Du trong nền văn học Việt Nam.

Sơ đồ tư duy phân tích 12 câu đầu bài trao duyên lớp 10

Sơ đồ tư duy phân tích 12 câu đầu bài trao duyên lớp tả nỗi buồn của Kiều khi phải nhờ Thúy Vân nối duyên với Kim Trọng. Cũng có thể thấy tài năng sử dụng ngôn ngữ của đại thi hào Nguyễn Du để phân hóa tâm lý nhân vật.

Sơ đồ tư duy phân tích 12 câu đầu bài trao duyên lớp 10
Sơ đồ tư duy phân tích 12 câu đầu bài trao duyên lớp 10

Văn Mẫu phân tích 12 câu đầu trao duyên chi tiết

Dưới đây là hướng dẫn Văn Mẫu phân tích 12 câu đầu trao duyên chi tiết đầy đủ nhất hãy cùng tham khảo ngay nhé .

Văn Mẫu phân tích 12 câu đầu trao duyên chi tiết
Văn Mẫu phân tích 12 câu đầu trao duyên chi tiết

Cách phân tích đoạn thơ trao duyên hay nhất 

Đại thi hào Nguyễn Du là một đại thi hào văn học, niềm tự hào của nền văn học Việt Nam. Trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du chúng ta phải kể đến tác phẩm Truyện Kiều, đây là một tuyệt tác của tác giả, bài thơ như tiếng khóc ai oán của người phụ nữ trong xã hội phong kiến đầy rẫy những thối nát, bất công. Trong tác phẩm Truyện Kiều, đoạn trích “Trao duyên” là một đoạn trích rất đặc sắc, nói lên nỗi lòng đau xót của Thúy Kiều khi phải trao mối tình mặn nồng của nàng và Kim Trọng cho Thúy Vân. Trong đoạn trích trao duyên, nổi bậc lên là 12 câu thơ đầu giống như tiếng nấc nghẹn ngào , mở đầu cho cuộc đời đầy đau khổ của Thúy Kiều.

Để có tiền chuộc cha và em Thúy Kiều đã bán mình cho Mã Giám Sinh, quyết định ấy đã khiến cho nàng vô cùng đau đớn khi mối tình với Kim Trọng bị dang dở. Để không phụ lòng người mình yêu nàng đã trao duyên lại cho người em gái là Thúy Vân để nối duyên với Kim Trọng

Cậy em, em có chịu lời

Ngồi lên cho chị lạy rồi lại thưa.

Ngay từ câu thơ mở đầu, người đọc đã cảm nhận được sự trang trọng trong lời nói và hành động của Thúy Kiều. Phải chăng việc trao duyên là việc hệ trọng, khó nói nên cách thức trao duyên cũng trịnh trọng và khác lạ hơn. Bởi thông thường người ta chỉ trao những đồ vật, không ai lại đi trao những thứ khó nắm bắt, khó xác định như trao duyên. 

Tuy là chị em nhưng Thúy Kiều đã dùng những lời lẽ, hành động rất trân trọng đối với Thúy Vân, nàng không sử dụng từ nhờ mà dùng từ cậy. Từ cậy không chỉ mang nghĩa nhờ vả mà còn mang sắc thái như nài nỉ, ép buộc, đồng thời cũng thể hiện sự tin tưởng của người được nhờ cậy. Song song với lời nói và hành động lạy, thưa của Thúy Kiều, việc nhờ cậy phải quan trọng, khẩn thiết lắm thì Thúy Kiều mới có hành động như vậy. 

Thông thường chỉ những người có vai vế thấp hơn thấp hơn người cùng giao tiếp mới có hành động lạy, thưa, nhưng trong trường hợp này, Thúy Kiều đã hạ mình xuống để cầu xin em gái chấp nhận lời thỉnh cầu của nàng. Bởi lẽ, nàng là người mang ơn Thúy Vân, đặt mình ở hoàn cảnh, thì cô chỉ chịu lời chế không từ chối. Nếu Thúy Kiều dùng từ nhận lời thì Thúy Vân có thể khước từ lời nhờ vả, cô có thể giúp hoặc không giúp, nhưng Thúy Kiều muốn em đồng ý giúp mình nên mới đặt Thúy Vân vào hoàn cảnh mà cô chỉ có thể chấp nhận cuộc “ trao duyên “ này. 

Để em gái hiểu rõ hơn nguyên nhân dẫn đến sự nhờ cậy này, Thúy Kiều đã thuật lại câu chuyện của mình với Kim Trọng cho Thúy Vân nghe:

Giữa đường đứt gánh tương tư, 

Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em. 

Kể từ khi gặp chàng Kim, 

Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.

Có lẽ tình yêu ấy sẽ đơm hoa kết trái nếu không bị đứt gánh giữa đường, tình yêu ấy sẽ có một kết thúc tốt đẹp nếu gia đình Kiều không gặp phải gia biến và kiều phải trải qua mười lăm năm lưu lạc. Hình ảnh đứt gánh tương tư,chỉ mối tình của Thúy Kiều và Kim Trọng đã không được trọn vẹn. Tình yêu vừa chớm nở chưa được bao lâu thì đã phải chịu sự lỡ dở. Có ai mà không đau xót cho sự dở dang cho mối tình kim cổ ấy, tình duyên của bản thân không thành và đó có thể là mối duyên thừa với Thúy Vân. Nhưng với Thúy Kiều vẫn mặc em chấp nối, mặc em nhưng thực chất là nài nỉ, khẩn cầu em giúp đỡ, dẫu biết rằng em gái khó xử nhưng Thúy Kiều vẫn phó thác cho em. Nàng chia sẻ tình yêu của mình với Kim Trọng cho Thúy Vân nghe để cô có thể hiểu hơn về hoàn cảnh khó xử mà Thúy Kiều đang gặp phải. 

Kể từ khi gặp Kim Trọng, hai người đã nảy sinh tình cảm, họ đã cùng như thề nguyền đính ước. Các từ ngữ chỉ thời gian như ngày, đêm cùng sự lặp lại ba lần của từ khi, khi gặp, khi ngày, khi đêm đã cho thấy đó là một mối tình gắn bó sâu đậm. Tình cảm của Thúy Kiều dành cho Kim Trọng phải vô cùng sâu sắc thì họ mới cùng nhau thề nguyền. Nhắc đến hình ảnh quạt ước, chén thờ có lẽ Thúy Kiều đã không kìm được nỗi xót xa, tiếc nuối.

Vầng trăng chính là nhân chứng cho lễ thề nguyền ấy, vậy mà giờ đây nàng đã là người phụ tấm chân tình của Kim Trọng, đâu phải Thúy Kiều muốn như vậy, đâu phải Thúy Kiều là người bạc tình, bạc nghĩa mà do tai họa sóng gió bổng ập đến bất ngờ, gia đình nàng bị thằng bán tơ vu oan, cha và em trai bị bắt, để cứu cha và em thoát khỏi những đòn tra tấn tàn nhẫn của bọn sai nha, nàng đã quyết định bán mình cho Mã Giám Sinh. 

Với cách giải bày của Thúy Kiều như vậy, Thúy Vân sẽ hiểu được nỗi khó xử của chị mình.

Là người con cả trong gia đình, giữa chữ hiếu với chữ tình, Thúy Kiều đã lựa chọn chữ hiếu để làm tròn bổn phận của người con.

Sự đâu sóng gió bất kì.

Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai?

Cha mẹ đã có công sinh thành, dưỡng dục khi gia đình gặp sóng gió nàng không thể chạy theo tiếng gọi của tình yêu để bỏ mặc gia đình. Là một người con hiếu thảo nàng không thể làm như vậy, công ơn cha mẹ như trời biển, phận làm con dùng cả cuộc đời báo đáp cũng không thể trả hết ơn nghĩa ấy. Mặc dù chọn chữ hiếu, nhưng Thúy Kiều vẫn nhờ Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng, đối với Thúy Kiều hết tình thì còn nghĩa, tình yêu không còn nhưng tình nghĩa Kiều vẫn muốn làm trọn vẹn với Kim Trọng.

Sau khi đã giãi bày tâm sự với Thúy Vân về mối tình dở dang của mình với chàng Kim, Thúy kiều tiếp tục đưa ra những lời thuyết phục:

Ngày xuân em hãy còn dài, 

Xót tình máu mủ, thay lời nước non. 

Chị dù thịt nát xương mòn, 

Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.

Đối với Thúy Vân, những năm tháng tuổi trẻ của nàng vẫn còn dài rộng, nhưng đối với Thúy Kiều thì những ngày xuân ngắn ngủi đã chấm dứt. Vì thế mà nàng đã lấy thời gian ngày xuân để thuyết phục em thay mình giữ lời thề non hẹn biển với chàng Kim. Để tăng thêm tính thuyết phục Thúy Kiều đã nhắc đến tình máu mủ của chị em ruột thịt, khiến Thúy Vân không thể chối từ lời khẩn cầu. Chỉ cần Thúy Vân nối duyên với Kim Trọng thì cho dù Thúy Kiều ở nơi chín suối cũng mỉm cười vui vẻ. 

Hai thành ngữ quen thuộc của dân gian là “ thịt nát xương mòn “ và “ ngậm cười chín suối “ được tác giả sử dụng linh hoạt và tài tình, đó đều là những thành ngữ nói về cái chết. Với Thúy Kiều mạng sống của mình không quan trọng bằng việc trả nghĩa cho chàng Kim, chỉ cần Thúy Vân chịu lời thì có ở nơi chín suối Kiều vẫn cảm thấy mãn nguyện. 

Không chỉ là người con gái hiếu thảo với cha mẹ, Thúy Kiều còn là sống có tình nghĩa, biết hy sinh vì người khác.

Với thể thơ lục bát nhẹ nhàng, uyển chuyển trong từng câu chữ cùng các thành ngữ và hình ảnh ẩn dụ, Nguyễn Du đã thể hiện thành công tâm trạng của Thúy Kiều khi phải trao lại mối duyên tình cho em gái. Không những vậy, qua 12 câu thơ trên, ta còn thấy Thúy Kiều không chỉ là người con hiếu thảo, sống trọn vẹn tình nghĩa mà Thúy Kiều còn là một người cực kì khéo léo, tế nhị. Điều đó đã được thể hiện qua lời nhờ cậy của Thúy Kiều.

Đồng thời tác giả Nguyễn Du cũng cho chúng ta thấy được tâm trạng đau đớn, vỡ vụn trong trái tim của nàng kiều khi phải rơi vào hoàn cảnh éo le, bất hạnh, bắt buộc phải hy sinh tình yêu của mình để làm tròn chữ hiếu với gia đình.

12 câu thơ đầu của đoạn trích trao duyên đã khắc họa tâm trạng dằn vặt, những dằn xé trong nội tâm của nhân vật Thúy Kiều. Qua đó cũng thể hiện tiếng nói nhân đạo của nhà thơ khi lên tiếng tố cáo chế độ xã hội vì đồng tiền mà đẩy người phụ nữ vào hoàn cảnh bi kịch. 

12 câu thơ đầu đã góp một phần không nhỏ vào thành công của đoạn trích trao duyên nói riêng và tác phẩm Truyện Kiều nói chung, tạo nên những dư âm khó phai trong lòng bạn đọc và cũng khẳng định được vị trí, tài năng và những đóng góp của Nguyễn Du cho nền văn học trung đại Việt Nam.

Cách phân tích đoạn thơ Trao Duyên ấn tượng 

Thân phận người phụ nữ là đề tài quen thuộc trong thơ ca trung đại Việt Nam. Ta thường thấy người phụ nữ hiện lên trong từng trang viết đều chịu nhiều thiệt thòi, hay tài hoa bạc mệnh. Người đọc còn đang ấm ảnh với nỗi đau buồn sâu thẳm của người cung nữ khao khát tự do trong “ Cung oán ngâm khúc” của Nguyễn Gia Thiều thì đã thảng thốt giật mình trước cái chết oan khuất của nàng Vũ Nương trong Chuyện người con gái nam xương của Nguyễn Dữ. Và lịch sử văn học lại chứng kiến cuộc đời đầy bi kịch của người con gái tài sắc vẹn toàn trong kiệt tác Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du. 

Thúy Kiều trở thành nhân vật không chỉ tiêu biểu cho vẻ đẹp tài sắc, nàng còn là hiện thân của những đau khổ, bất hạnh mà xã hội phong kiến đã gây ra cho người phụ nữ. Trong đoạn trích “ Trao duyên” là đoạn mở đầu cho những bi kịch trong cuộc đời Kiều, bị kịch về cả tình yêu và số phận, cũng là điểm khởi đầu cho quãng đời mười lăm năm lưu lạc đầy khổ đau chốn phương xa của Thúy kiều. Điều đó thể hiện ngay ở những dòng thơ đầu:

Cậy em em có chịu lời 

….

Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.

Vì một tai họa ập xuống gia đình, Kiều đành phải bán mình để lấy tiền hối lộ cho bọn sai nha, chuộc cha và em trai ra khỏi chốn lao tù. Việc Kiều phải bán thân đồng nghĩa với việc nàng hi sinh mối tình của mình với Kim Trọng, khi nghĩ đến tình yêu son sắt, mối nhân duyên trời ban của mình, Kiều đã quyết định trao duyên cho em gái Thúy Vân, nhờ cậy em hãy kết duyên với chàng Kim. 

Trao duyên dù là chuyện khá bình thường theo tục “ nối dây “ của người xưa, nhưng thực chất nó đã trở thành bi kịch tinh thần đối với những người có nội tâm sâu sắc như Thúy Kiều.  Bởi duyên phận là thứ trừu tượng vô hình do trời ban, hơn nữa đó lại là thứ duyên tình đẹp đẽ, đậm sâu và thiêng liêng của Thúy Kiều với Kim Trọng. Trao duyên cho em là một quyết định vô cùng khó khăn, nàng đã trắng đêm suy nghĩ mới dám cất lời:

“ Cậy em, em có chịu lời

Ngồi lên cho chị lạy rồi lại thưa”

Vầng trăng là chứng nhân cho lễ thề nguyền ấy vậy mà giờ đây nàng lại chính là người phụ tấm chân tình của chàng Kim. Đâu phải Thúy Kiều muốn như vậy. Đâu phải Thúy Kiều là con người bạc tình,bạc nghĩa. Tai họa, sóng gió bỗng  xảy đến bất ngờ, gia đình nàng bị thằng bán tơ vu oan, cha và em trai bị bắt. Để cứu cha và em thoát khỏi những đoàn tra tấn tàn nhẫn của bọn sai nha, nàng đã quyết định bán mình cho Mã Giám Sinh. Đọc đến dòng thơ này chúng ta mới có thể hiểu được nỗi khó xử của người con gái tài sắc ấy:

Sự đâu sóng gió bất kì

Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai

Là người con cả trong gia đình, đứng giữa chữ hiếu và chữ tình, Thúy Kiều đã lựa chọn chữ hiếu để làm tròn bổn phận của một người con. Cha mẹ đã có công sinh thành, dưỡng dục chẳng lẽ bây giờ khi gia đình gặp sóng gió nàng lại chạy theo tiếng gọi của tình yêu để bỏ mặc gia đình? Là một người con hiếu thảo, nàng không thể làm như vậy. Công ơn của cha mẹ, phận làm con dùng cả cuộc đời để báo đáp cũng không thể trả hết.

Sau khi giãi bày tâm sự với Thúy Vân về mối tình với chàng Kim cũng là lúc nàng đưa ra những lời lẽ thuyết phục:

Ngày xuân em hãy còn dài

Xót tình máu mủ thay lời nước non

Thúy Kiều đau đớn hiểu rằng mình không còn cơ hội để tiếp mối lương duyên với chàng Kim nữa, bởi những ngày xuân tự do đẹp đẽ đó đã chấm dứt. Với Thúy Vân thì “ Ngày xuân em hãy còn dài”, chỉ em mới có thể thay mình giữ trọn lời thề non hẹn biển với chàng Kim. 

Để tăng thêm tính thuyết phục, Thúy Kiều còn nhắc đến “ tình máu mủ” của chị em ruột thịt khiến Vân không thể từ chối lời khẩn cầu. Chỉ cần Thúy Vân nối duyên với Kim Trọng thì dù cho Thúy Kiều ở nơi “ chín suối” cũng mỉm cười vui vẻ 

Chị dù thịt nát xương tan 

Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.

Hai thành ngữ quen thuộc của dân gian “ thịt nát xương mòn” và “ ngậm cười chín suối” được tác giả sử dụng linh hoạt và tài tình. Đó đều là các thành ngữ chỉ cái chết, chỉ cõi âm phủ tăm tối. Với Thúy Kiều, mạng sống của mình không quan trọng bằng việc trả nghĩa cho chàng Kim. Chỉ cần Thúy Vân chịu lời thì dù có ở cõi chết nàng cũng cảm thấy mãn nguyện. Dù không còn sống trên thế gian này nữa thì ơn nghĩa của Thúy Vân nàng sẽ khắc cốt ghi tâm và luôn “ thơm lây”, luôn tự hào vì có người em sống nhân hậu và giàu đức hi sinh. 

Lời giãi bày của Thúy Kiều không chỉ bộc lộ tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ mà còn cho thấy nàng là người sống có tình nghĩa, biết hi sinh vì người khác.

Với thể thơ lục bát nhịp nhàng, uyển chuyển trong từng câu chữ cùng với các thành ngữ dân gian, hình ảnh ẩn dụ gợi hình, gợi cảm và đặc biệt là tài năng lựa chọn ngôn từ chuẩn xác giàu giá trị biểu đạt, Nguyễn Du đã thể hiện thành công tâm trạng đầy bi kịch của Thuý Kiều khi phải trao lại mối duyên tình cho em gái ở mười hai câu thơ đầu tiên. Qua bi kịch tâm trạng Kiều, tác giả cũng góp lên tiếng nói tố cáo chế độ xã hội vì đồng tiền đã chà đạp lên thân phận người phụ nữ và cướp đi hạnh phúc của họ. Đồng thời, bằng giọng thơ đầy xót xa đau đớn, Nguyễn Du đã khơi gợi được lòng cảm thương, đồng cảm của bạn đọc bao thế hệ dành cho người con gái hồng nhan bạc phận. Ta cũng thấy mình biết yêu thương, trân trọng người phụ nữ, trân trọng những phút giây bình yên trong cuộc sống đời thường.

Kết luận: Đây là những cách phân tích 12 câu đầu trao duyên hay, sáng tạo và ấn tượng nhất.

Phân tích 12 câu đầu trao duyên siêu ngắn

Truyện Kiều là một kiệt tác văn học của Đại thi hào Nguyễn Du để lại cho nền văn học Việt Nam. Tác phẩm mang nhiều giá trị nhân đạo khiến độc giả phải suy ngẫm. Một trong những đoạn trích nổi bật lột tả rõ nét nội tâm nhân vật Thúy Kiều chính là đoạn trích “Trao duyên.”

Khi gia đình gặp nạn, để giải cứu cho cha và em trai, Thúy Kiều buộc phải trao lại mối duyên của mình cho Thúy Vân:

“Cậy em, em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.”

“Cậy, lạy, thưa” là những từ mà người ở vai dưới nói chuyện với người vai trên. Những từ ngữ này thể hiện sự tôn trọng đặc biệt của Kiều dành cho người em gái mà mình nhờ vả. Dù mình ở vai trên nhưng Kiều không dùng sự ra lệnh đối với em. Tuy trong lòng cô nhiều suy nghĩ, trăn trở nhưng vẫn bình tĩnh xử lí, sắp xếp, thu vén chuyện của mình.

“Giữa đường đứt gánh tương tư,
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.
Kể từ khi gặp chàng Kim,
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.
Sự đâu sóng gió bất kỳ,
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai?”

Kiều trình bày với em về hoàn cảnh của mình, về mối tình dang dở của mình với chàng Kim và mong em hãy thấu hiểu cho nỗi khổ của mình mà chấp nhận mối tơ thừa của chị. Hai người đã có những hẹn thề gắn bó dài lâu nhưng nay Kiều không giữ lời hứa đó. Bởi lẽ, nàng không thể hoàn thành cả “chữ hiếu” lẫn “chữ tình”; nên “chữ tình” này, xin gửi lại để Vân thay chị thực hiện. Từng lời nói của Kiều là nỗi đau khổ, day dứt mà nàng đang phải trải qua. Nào ai muốn nhìn thấy cha và em trai bị oan trong tù? Nào ai muốn rời bỏ người mình yêu thương khi tình cảm rất mặn nồng? Ta càng thêm thương xót cho nàng Kiều bạc mệnh.

“Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ, thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.”

Vân còn trẻ, đang trong độ tuổi xuân thì, chàng Kim lại là tài tử hiếm có, nếu Vân thay Kiều đến với Kim Trọng thì nàng Kiều sẽ yên tâm mà ra đi vì dù sao đi chăng nữa Vân với Kiều cũng cùng chung giọt máu. Để cảm kích sự đồng ý của Vân, dù cho Kiều có ‘thịt nát xương mòn” nơi đất khách quê người nàng cũng yên tâm mà ra đi, không còn suy tư trăn trở.

Đoạn thơ gây ám ảnh người đọc bởi nó làm hiện ra trước mắt chúng ta một bức tranh như thực về nàng Kiều trọng tình, trọng nghĩa, ta phần nào hiểu thêm, đồng cảm, thương xót cho số phận một cô gái “hồng nhan bạc mệnh.”

Điểm nổi bật làm nên thành công vang dội của tác phẩm đó chính là thể thơ lục bát dân gian của dân tộc. Đoạn trích sử dụng những câu cảm thán đã khắc họa thành công tâm trạng, nỗi lòng của Thúy Kiều khi trao mối duyên của mình cho Thúy Vân.

Đoạn trích nói riêng và tác phẩm nói chung đã góp một phần không nhỏ vào việc làm đa dạng nền văn hóa dân tộc. Nhiều năm tháng qua đi nhưng đoạn trích “Trao duyên” cùng tác phẩm Truyện Kiều vẫn giữ nguyên giá trị ban đầu của nó và để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc.

Phân tích 12 câu đầu trao duyên ngắn gọn

Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của văn học trung đại Việt Nam về ngôn ngữ, được mệnh danh là tác phẩm thuộc thể loại thơ nổi tiếng nhất và được xếp vào loại thất ngôn tứ tuyệt. thuộc thể loại thơ. Một món đồ cổ điển của quốc bảo đã ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của người dân Việt Nam từ bao đời nay. Tác phẩm được viết bằng chữ Nôm, có tổng cộng 3254 bài lục bát, nội dung kể về cuộc đời vất vả của Thúy Kiều trong suốt 15 năm lưu lạc nơi bệnh phong. Tác phẩm được xếp vào hàng kinh điển vì chứa đựng nhiều giá trị nhân đạo sâu sắc cùng với giá trị hiện thực của tác phẩm là tấm lòng nhân ái, đồng cảm với cảnh ngộ của người phụ nữ, đồng thời phát hiện và phát huy vẻ đẹp ngoại hình và tâm hồn. Thân phận của phụ nữ dưới chế độ phong kiến ​​còn rất bất công. Đoạn trích Truyện Kiều Truyện Kiều là một trong những đoạn trích hay và hay, lý giải một trong những nỗi đau lớn nhất của cuộc đời Thúy Kiều: nỗi đau khi dứt bỏ mối tình đầu và mở lòng bán mình chuộc tội. cha. Một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời cô. 12 câu đầu của những câu thơ đó miêu tả sự thống khổ và đau đớn mà Kyu phải trải qua khi phải kết thúc tình yêu với em gái của mình.

Sau sự việc gia đình xảy ra, cha và em của Thúy Kiều bị bắt và bị tra tấn dã man, gia đình Kiều phải bồi thường một số tiền lớn mới được thả. Nhưng thực chất của cải của gia đình đã bị cướp đi, chỉ còn lại mẹ con Thúy Kiều, nàng buộc phải bán mình làm vợ lẽ cho một người tên là Mã Giám Sinh để kiếm tiền. Cứu cha của bạn. Điều này không chỉ khiến Keyyu vô cùng đau khổ mà còn đồng nghĩa với việc cô đã phản bội lời thề với Kim Trọng bằng cách bán mình. Nàng muốn vẹn cả đôi đường nên phải nén đau thương trông cậy vào Thuý Vân để Kim Trọng đền tội cho nàng.

Đánh Giá

9.1

100

Hướng dẫn oke ạ !

User Rating: 4.33 ( 6 votes)

Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Tổng hợp

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung

Cách đây 40 năm về trước, mặc dù miền Bắc XHCN khi đó đang nặng hai vai gánh cả non sông vượt dặm dài, vừa là hậu phương lớn chi viện tích cực cho các chiến trường với tinh thần thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, vừa là tiền tuyến đánh trả cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ nhưng sự nghiệp giáo dục và đào tạo vẫn không ngừng phát triển nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trước mắt và sự nghiệp tái thiết đất nước lâu dài sau chiến tranh. Trong bối cảnh đó và trước yêu cầu của công tác điều tra cơ bản phục vụ quy hoạch các vùng kinh tế mới,vùng chuyên canh, xây dựng các nông trường, Bộ Nông trường ( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) đã có Quyết định số 115 QĐ/TC ngày 05 th áng 9 năm 1968 về việc mở Lớp công nhân đo dạc - tiền thân của Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung ngày nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button