Tổng hợp

Những ngành nghề thiếu nhân lực trong tương lai cần biết

Hơn 200 nghìn cử nhân thất nghiệp (2017) tại Việt Nam là một thách thức đối với các bạn trẻ hiện nay khi đứng trước ngưỡng cửa chọn ngành nghề. Để dễ xin việc, không rơi vào trình trạng bị “treo bằng”, việc tìm hiểu về những ngành nghề đang thiếu nhân lực trong tương lai là một sự chuẩn bị cần thiết để các bạn đưa ra sự lựa chọn phù hợp với bản thân mà vẫn đáp ứng nhu cầu tuyển dụng thực tế.

Đọc ngay bài viết sau đây để có thêm thông tin về những ngành thiếu nhân lực trong tương lai, bạn nhé!

Những ngành nghề đang thiếu nhân lực trong tương lai

Ngành công nghệ thông tin (IT)

Theo dự báo, từ nay đến năm 2020, nước ta sẽ cần khoảng 240.000 lao động ngành công nghệ thông tin, tương đương mỗi năm cần 80.000 người. Tuy nhiên, mỗi năm chỉ có khoảng 32.000 sinh viên công nghệ thông tin và các ngành có liên quan ra trường, do đó mà IT được xem là một trong những ngành thiếu nhân lực trầm trọng nhất hiện nay. Nhu cầu tuyển dụng cao trở thành cơ hội các sinh viên IT có năng lực sắp ra trường tự tin ứng tuyển vào các doanh nghiệp với mức lương rất hấp dẫn. Phấn đấu trở thành những lập trình viên, kỹ sư an ninh mạng, thiết kế game, kỹ sư hệ thống mạng… có chuyên môn tốt, thành thạo ngoại ngữ có thể giúp bạn nhận được mức lương hàng nghìn đô một tháng.

Bạn đang xem bài: Những ngành nghề thiếu nhân lực trong tương lai cần biết

Công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin là một trong những ngành nghề thiếu nhân lực ở Việt Nam
nhất hiện nay (Ảnh: Internet)

Ngành Marketing

Trong kinh doanh hiện đại, ngành Marketing đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc quyết định hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mà đặc biệt là Digital Marketing. Doanh nghiệp nào cũng cần bộ phận Marketing để đưa sản phẩm, dịch vụ đến gần khách hàng nên số lượng các công ty truyền thông, quảng cáo tại Việt Nam cũng mở ra ngày càng nhiều. Đây chính là cơ hội việc làm tiềm năng dành cho các bạn quan tâm đến lĩnh vực Marketing năng động, đầy thách thức. Theo khảo sát thông số nhân lực trực tuyến, ngành Marketing là 1 trong 6 lĩnh vực đang có nhu cầu tuyển dụng cao nhất hiện nay.

Nghề ngôn ngữ anh

Với sự phát triển hội nhập hiện nay của Việt Nam thì ngôn ngữ anh là ngành rất phố biến nó chiếm vị trí quan trọng trong đời sống và không thể thiếu trong kỹ năng xin việc của ứng viên. Hầu như ngành nghề nào cũng đòi hỏi kỹ năng thành thạo giao tiếp tiếng anh, hơn thế nữa phần lớn các công ty Việt Nam có vốn nước ngoài thế nên việc đòi hỏi tiếng Anh là điều đương nhiên. Qua đó cho thấy với nghề ngôn ngữ Anh thì cơ hội việc làm cao sẽ phải ít cạnh tranh với các ứng viên và sẽ được nhiều công ty săn đón. Đây là một nghề thiếu nhân lực trong tương lai do đó bây giờ bạn nên đầu tư với nghề ngôn ngữ Anh này nhé, tương lai sẽ rộng mở.

Ngành xây dựng

Hiện nay, nước ta đang bước vào thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng, khách sạn, khu công nghiệp… rất lớn. Kéo theo đó là thị trường tuyển dụng kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng, kỹ sư giám sát thi công… luôn ở trong tình trạng thiếu nhân lực có trình độ chuyên môn cao. Theo dự báo, từ nay đến năm 2020, mỗi năm nước ta cần thêm khoảng 400.000 – 500.000 nhân lực ngành xây dựng. Sự đi lên của ngành xây dựng đòi hỏi một lực lượng kỹ sư, công nhân xây dựng đông đảo và có trình độ chuyên môn nên đây là cơ hội việc làm rất rộng mở dành cho các bạn trẻ quan tâm và yêu thích lĩnh vực xây dựng.    

Ngành xây dựng

Ngành xây dựng đang thiếu lực lượng lao động có chuyên môn. (Ảnh: Internet)

Ngành Quản trị kinh doanh

Bất cứ một doanh nghiệp nào hoạt động trong lĩnh vực nào cũng đều phải cần đến hoạt động quản trị kinh doanh. Do đó mà nhân lực ngành quản trị kinh doanh chưa bao giờ hết “nóng”. Số lượng doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ vẫn không ngừng tăng qua các năm, vì thế mà sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh luôn có rất nhiều cơ hội việc làm. Tuy nhiên, đây là một ngành đòi hỏi chất lượng nguồn nhân lực nên nếu muốn theo đuổi và thành công, bạn phải là người năng động, yêu thích việc giao tiếp.

Ngành công nghệ thực phẩm

Với dân số ngày càng tăng, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm của người Việt ngày càng cao và phong phú, đặc biệt là nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch và an toàn. Công nghệ thực phẩm là một trong những ngành có tính ứng dụng cao và đa dạng, không chỉ phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn sản xuất những sản phẩm xuất khẩu có chất lượng cao nên nhu cầu tuyển dụng chuyên viên, kỹ sư công nghệ thực phẩm của các doanh nghiệp hoạt động trong ngành thực phẩm của Việt Nam luôn rất lớn. Hiện nay, ngành công nghệ thực phẩm vẫn chưa nhận được nhiều sự quan tâm của giới trẻ nên được đánh giá là một trong những ngành nghề thiếu nhân lực trong tương lai.

Ngành Nhà hàng – Khách sạn – Du lịch (Hospitality Industry)

Với tiềm năng phát triển phong phú, du lịch đang được định hướng trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam dự báo là ngành nghề thiếu nhân lực không chỉ ở Việt Nam mà còn cho các nước khác trong tương lai. Thị trường ngành Khách sạn – Nhà hàng – Du lịch nước ra cũng đang tăng trưởng một cách mạnh mẽ khi kết thúc năm 2017, Việt Nam đón gần 13 triệu lượt khách du lịch quốc tế ghé thăm, một con số kỉ lục mới của ngành Du lịch.

Theo số liệu từ Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động, chỉ riêng TP.Hồ Chí Minh, từ nay đến năm 2025, tỷ lệ việc làm ngành Hospitality Industry sẽ chiếm khoảng 8% tổng số việc làm. Hàng loạt các Khách Sạn, Nhà Hàng, Resort cao cấp đã và đang được xây dựng tại nhiều trung tâm du lịch như Sapa, Hạ Long, Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc… với quy mô thậm chí đạt đến số lượng hàng nghìn phòng khiến ngành này luôn trong tình trạng thiếu nhân lực. Ngành Khách sạn – Nhà hàng – Du lịch giúp bạn có cơ hội được trải nghiệm trong môi trường làm việc quốc tế, chuyên nghiệp. Do đó, ngành này là một lựa chọn lý tưởng cho những bạn trẻ năng động, ưa khám phá, học hỏi.

Ngành Khách sạn

Ngành Khách sạn – Nhà hàng – Du lịch đang có nhu cầu tuyển dụng nhân lực cao.

Nghề Bếp

Sự phát triển của ngành Du lịch và Ẩm thực mở ra nhiều cơ hội việc làm cho nhân sự nghề Bếp cũng như cơ hội kinh doanh hấp dẫn. Nếu trước đây nghề Bếp còn chưa được xã hội chú ý thì hiện nay lại đang trở thành nghề “hot”, thiếu nhân lực trong tương lai nhờ vào tiềm năng học nhanh (chỉ 3 – 6 tháng) và nhu cầu tuyển dụng cao của khối Nhà hàng – Khách sạn – Quán ăn mở ra ngày càng nhiều ở Việt Nam.

Theo số liệu thống kê của Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP HCM, đến năm 2020, thị trường này cần tới 870.000 lao động nghề Bếp mới đủ đáp ứng nhu cầu tuyển dụng. Hãng nghiên cứu thị trường Decision Lab cũng đưa ra kết quả khảo sát trung bình giới trẻ Việt Nam bỏ ra 13.000 tỉ đồng để chi cho ăn vặt mỗi tháng. Như vậy, với những cơ hội và tiềm năng phát triển này, đầu tư học nghề Bếp không chỉ giúp bạn dễ dàng tìm được công việc ổn định, có thu nhập cao mà còn có thể khởi nghiệp thành công với các mô hình kinh doanh ẩm thực.

nghề Bếp

Thị trường Việt Nam sẽ cần tới 870.000 lao động nghề Bếp đến năm 2020.

Tổng kết

Hy vọng với những chia sẻ trên, các bạn trẻ đã có cái nhìn tổng quát về nhu cầu tuyển dụng của thị trường lao động hiện nay cũng như những ngành nghề thiếu nhân lực trong tương lai cần biết. Những thông tin trên sẽ là nền tảng cho bạn đưa ra sự lựa chọn nghề nghiệp phù hợp nhất với bản thân.

Để biết thêm chi tiết về khóa học Kỹ thuật Chế biến Món ănQuản trị Nhà hàng – Khách sạn của trường trung cấp Trung cấp nghề nấu ăn, bạn vui lòng để lại thông tin ở form bên dưới hoặc gọi đến hotline 1800 6552 (miễn phí cước gọi) để được hỗ trợ tốt nhất.

Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Tổng hợp

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung

Cách đây 40 năm về trước, mặc dù miền Bắc XHCN khi đó đang nặng hai vai gánh cả non sông vượt dặm dài, vừa là hậu phương lớn chi viện tích cực cho các chiến trường với tinh thần thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, vừa là tiền tuyến đánh trả cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ nhưng sự nghiệp giáo dục và đào tạo vẫn không ngừng phát triển nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trước mắt và sự nghiệp tái thiết đất nước lâu dài sau chiến tranh. Trong bối cảnh đó và trước yêu cầu của công tác điều tra cơ bản phục vụ quy hoạch các vùng kinh tế mới,vùng chuyên canh, xây dựng các nông trường, Bộ Nông trường ( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) đã có Quyết định số 115 QĐ/TC ngày 05 th áng 9 năm 1968 về việc mở Lớp công nhân đo dạc - tiền thân của Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung ngày nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button